Những miếng da trâu vừa thô ráp, vừa cứng, dai, tưởng như là thứ bỏ đi, nhưng nhờ đôi tay “tài hoa” người Tày ở Nghĩa Đô (Bảo Yên) đã trở thành món ăn mang đậm nét văn hóa ẩm thực truyền thống.
Mỗi lần về Bản Rịa (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), chúng tôi đều ấn tượng mãi với hình ảnh một ông già người Tày đã gần 80 tuổi, gương mặt hiền lành, chất phác, đứng chờ khách nơi bậc nhà sàn. Ngôi nhà của ông rất gọn gàng, xinh xắn nhìn ra mảnh vườn có tán cọ xòe ô và hoa thơm khoe sắc. Đó là nghệ nhân dân gian Ma Thanh Sợi, người đảng viên tâm huyết, có uy tín lớn trong cộng đồng, được bà con thôn bản tin tưởng, kính trọng.
Người Tày ở bên dòng Nậm Luông từ xưa đã quan niệm, trong các ngày hội vui năm mới phải ra sân chơi được ít nhất là một lần thì năm mới ấy, người đó mới khỏe mạnh. Vì thế, ngày mùng Một Tết ông chủ quản nhà, ngày mùng Hai Tết bà chủ quản gia, còn thì ra bãi vui chơi của bản, của thôn. Năm nào cũng vậy, đến hẹn lại lên, khi sắc đào bung nở, nhà nhà thơm hương nếp mới cũng là lúc vùng người Tày ở Nậm Luông (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) mở hội xuân, mọi người náo nức du xuân và cùng nhau tham gia các trò vui hấp dẫn, sôi nổi của cả cộng đồng trong những ngày đầu năm mới.
Theo ông Ma Thanh Sợi, nghệ nhân người Tày, xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, bánh chưng đen ăn trong dịp Tết ngon nhất vẫn là nướng. Bánh cứ để cả lá, đặt lên lớp than hồng, phủ than nóng lên, đến khi lớp lá ngoài cháy hết thì mùi thơm của gạo nếp, của thảo quả, của thịt mỡ lan tỏa trong không khí đánh thức cảm giác muốn thưởng thức của mọi người. Tết đến, ăn miếng bánh chưng đen, mùi gạo quyện với tro núc nác thanh, mát, làm người ăn như thưởng thức được cả mùi nương đồi và đất trời trùng điệp của Tây Bắc.
LCĐT - Đầu tháng 12, khi cái rét tái tê cũng là lúc bọn trẻ ở bản Nà Uốt, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) tranh thủ ngày nghỉ học để đi bắt lươn đồng. Đó là thú vui của lũ trẻ người Tày ở vùng nông thôn này mà chính tôi cũng muốn trải nghiệm.
LCĐT - Đầu tháng 12, khi cái rét tái tê cũng là lúc bọn trẻ ở bản Nà Uốt, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên) tranh thủ ngày nghỉ học để đi bắt lươn đồng. Đó là thú vui của lũ trẻ người Tày ở vùng nông thôn này mà chính tôi cũng muốn trải nghiệm.
Nằm giữa đôi bờ sông Hồng, sông Chảy, huyện Bảo Yên hấp dẫn du khách bởi những làng quê xinh đẹp, thanh bình, no ấm. Ẩn sâu trong đó là những nét duyên văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chỉ một điệu đàn tính, một lời hát then, vài đường kim, mũi chỉ trên thổ cẩm cũng làm say đắm bao người.