LCĐT - Đan lát là nghề thủ công truyền thống của người Tày ở Nghĩa Đô (Bảo Yên). Từ nguyên liệu sẵn có từ tự nhiên: Giang, nứa, cọ, mây, vầu, người Tày đã tạo ra nhiều vật dụng thiết yếu trong gia đình. Sản phẩm là những vật dụng quen thuộc: Rổ, rá, giỏ, mẹt, khóp đựng xôi và một số đồ dùng không thể thiếu trong nghi lễ ăn hỏi, lễ cưới, lễ thôi nôi, lễ tang. Kỹ thuật đan lát của người Tày thể hiện sự công phu, khéo léo của đôi tay, tính thẩm mỹ và trí tưởng tượng phong phú.
Đứng ở lưng chừng dốc nhìn lên đỉnh đèo Yên Ngựa chìm mờ trong sương trắng, dãy núi kéo dài như một chiến mã khổng lồ phi ngang trời xanh, hướng đầu về phương Bắc.
Bảo Yên có nhiều thuận lợi về tự nhiên và xã hội để phát triển nông - lâm nghiệp. Đánh giá đúng tiềm năng và lợi thế, huyện Bảo Yên đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là xây dựng các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), vừa nâng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân, vừa đưa đặc sản địa phương đến với người tiêu dùng, góp phần hiện thực hóa Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Từ Yên Sơn, Long Phúc, Long Khánh đến Xuân Hòa, Tân Dương, Vĩnh Yên… những năm gần đây, màu xanh của cây quế dần thay thế nhiều cây trồng khác phủ xanh khắp các triền đồi. Cây quế không những là cây “xóa đói, giảm nghèo” mà còn trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ nông dân Bảo Yên
(LĐTĐ) Được biết đến là món ăn đặc sản của người dân tộc Tày vùng núi Tây Bắc, bánh lẳng có mặt trong những dịp lễ, tết cũng như những dịp cúng tế quan trọng. Vị thanh mát của gạo nếp hòa quyện với vị ngọt thanh của mật mía tạo nên hương vị đặc trưng khó quên của loại bánh này.
LCĐT - Những ngày này, nông dân Bảo Yên tập trung thu hoạch quế. Năm nay, giá vỏ quế vẫn giữ ở mức cao giúp nhiều hộ dân thu được tiền tỷ từ cây trồng này.
Để nâng cao hiệu quả nghề trồng dâu nuôi tằm, người dân xã Việt Tiến, Bảo Yên đã áp dụng phương pháp nuôi tằm trong phòng điều hòa, qua đó hạn chế dịch bệnh, ruồi muỗi gây ảnh hưởng năng suất, chất lượng kén.