p/Đến thăm di tích đền Bảo Hà rất thuận lợi vì có nhiều đường giao thông đi lại. Du khách có thể đi bằng đường bộ, đường thủy hay đường sắt. Hiện nay, đền đã và đang được đầu tư xây dựng bằng nguồn tiền công đức và ngân sách Nhà nước để địa chỉ du lịch tâm linh này ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của du khách gần xa.

Đến thăm di tích đền Bảo Hà rất thuận lợi vì có nhiều đường giao thông đi lại. Du khách có thể đi bằng đường bộ, đường thủy hay đường sắt. Hiện nay, đền đã và đang được đầu tư xây dựng bằng nguồn tiền công đức và ngân sách Nhà nước để địa chỉ du lịch tâm linh này ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của du khách gần xa.

Điểm du lịch nổi tiếng

Đền Bảo Hà được xây dựng ngay chân đồi Cấm, bên bờ sông Hồng, thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy - một vị anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bờ cõi biên cương. Để ghi nhớ công ơn của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng. Từ đó đến nay, ngôi đền là nơi nhân dân trong vùng và du khách thập phương ngưỡng vọng người có công với dân, với nước.

 Đền Bảo Hà đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia vào năm 1997.

Đền Bảo Hà đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia vào năm 1997.

Ngoài giá trị lịch sử, kiến trúc nguyên thủy của đền được giữ lại gần như toàn bộ cho đến ngày nay, thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm nhưng không quá cầu kỳ, gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái, Cung cấm, Cung nhị, Cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Trang, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngà, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.


Những năm gần đây, đền là điểm đến thu hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên. Từ Tết đến rằm tháng Giêng là thời gian cao điểm thu hút khách đến thăm và lễ đền. Đền Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên). Lễ hội Đền Bảo Hà và lễ hội Đền Thượng là hai lễ hội đông vui nhất tỉnh Lào Cai. Đó chính là thời điểm hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng về no ấm, hòa bình của người dân Lào Cai nói riêng trong suốt chiều dài lịch sử.

 

Gìn giữ những nét văn hóa

Là chứng nhân lịch sử văn hóa có giá trị lớn của mảnh đất Lào Cai, Ban quản lý đền Bảo Hà đã được thành lập nhằm tạo dựng một đơn vị có vai trò gìn giữ những nét văn hóa độc đáo của di tích này. Kể từ khi thành lập đến nay, Ban quản lý di tích đền Bảo Hà đã khẳng định vị trí, chức năng thông qua sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng tích cực về cơ sở hạ tầng; tổ chức hoạt động; phương thức quản lý; sử dụng các nguồn thu…

 

Đến nay, đền Bảo Hà đã được mở rộng khuôn viên khu vực phụ trợ như sân lễ hội, sân hành lễ, bãi đỗ xe, nhà hóa vàng, nhà vệ sinh và nhiều hạng mục khác nhằm phục vụ tốt nhất du khách đến với di tích, xây dựng nơi đây thành một quần thể di tích lịch sử, văn hóa kế hợp với du lịch tâm linh đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

 Đền Bảo Hà tọa lạc dưới chân đồi Cấm,p/thuộc địa phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai, nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy” từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh.

Đền Bảo Hà tọa lạc dưới chân đồi Cấm, thuộc địa phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai, nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy” từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh.

Ban quản lý khu di tích cũng tăng cường phổ biến sâu rộng Luật Di sản văn hóa đi đôi với tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức xã hội, đoàn thể nhân dân thấy rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

 

Trên cơ sở truyền thống lịch sử, Ban quản lý di tích đền Bảo Hà đã tiếp nối và sáng tạo ra những phương thức quản lý và hoạt động để làm nổi bật lên những giá trị văn hóa của di tích. Trong mỗi dịp lễ hội hàng năm, phần Lễ và phần Hội được tổ chức đúng nghi lễ nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm. Các trò chơi khơi dậy được nét đẹp văn hóa truyền thống, thu hút được đông đảo người dân và du khách thập phương. Công tác tiếp đón khách, quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ, vệ sinh môi trường và đảm bảo an ninh trật tự đều được thực hiện tuần tự theo Kế hoạch, bảo đảm an toàn về con người và tài sản cho nhân dân và du khách về địa phương hành hương, vãn cảnh.

 

Nói đến tỉnh Lào Cai nói chung, huyện Bảo Yên nói riêng người ta thường nhắc đến những di tích gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc. Cho đến nay, toàn huyện Bảo Yên đã có 5 di tích được Nhà nước công nhận, trong đó có 2 di tích lịch sử cấp tỉnh và 3 di tích lịch sử cấp quốc gia. Trong đó một trong những di tích mang lại nhiều giá trị văn hóa nhất chính là khu di tích đền Bảo Hà. Những nỗ lực của địa phương và Ban quản lý khu di tích đền Bảo Hà đã và đang giúp di tích này lan tỏa một sức sống mới, khẳng định chỗ đứng vững bền trong đời sống văn hóa, tâm linh của người dân địa phương và du khách thập phương.