Loại măng được chọn là măng vầu đắng. Theo kinh nghiệm của người hái măng lâu năm thì khi những tiếng sấm đầu mùa xuất hiện cũng là lúc măng trên rừng chuyển sang vị đắng. Người dân tộc mang theo gùi đi vào sâu trong rừng, chọn lựa những mầm măng mới nhú để đủ độ giòn và ngọt. Sau đó đem về luộc cùng chút muối cho bớt vị đắng chát, rồi mới lột lấy những tấm lá bánh tẻ, mềm và dai như những tấm lụa mỏng làm vỏ cho món ăn.

Măng đắng
Phần nhân của món nem măng đắng được làm từ thịt gà tơ băm nhỏ. Thịt và xương được băm nhỏ cùng với củ kiệu, lá hẹ và các gia vị: hạt tiêu, nước mắm. Phần nhân được gói trong lá măng đắng.
Kế đến là công đoạn gói nem. Người làm phải thật sự khéo léo và tỉ mỉ cho nhân vào từng lá măng, cuốn tròn lại làm sao để nhân không bị rớt ra ngoài.
Công đoạn sơ chế măng đắng
Sau đó cho vào chảo mỡ rán vàng, lửa để nhỏ liu riu để nem chín đều mà không bị cháy, đến khi đã vàng đều các mặt và có mùi thơm là nem đã chín, đem gắp ra đĩa và thưởng thức.
Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận vị đăng đắng của măng, vị ngọt của thịt gà tơ. Độ dẻo của vỏ nem cộng với cảm giác sậm sựt của nhân nem trong miệng sẽ làm cho thực khách thấy thú vị.

Đặc sản: Thưởng thức hương vị đặc trưng của nem măng đắng ở Lào Cai
Món nem măng đắng từ lâu chỉ được chế biến phục vụ những bữa cỗ truyền thống trong làng bản. Ngày nay, trong lộ trình phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với kinh tế du lịch, món ẩm thực này đã xuất hiện trong các nhà hàng, góp phần quảng bá, giới thiệu với du khách du lịch sapa giá rẻ một ấn tượng về du lịch văn hóa bản làng khi dừng chân ở Phố Ràng – cửa ngõ Lào Cai.
An Nhiên
Các bài khác
- Giáo dục truyền thống qua di tích lịch sử (25.07.2017)
- Quyến rũ Bảo Yên (16.06.2017)
- Chợ phiên Nghĩa Ðô (16.06.2017)
- Tấp nập phiên chợ vùng cao (08.06.2017)
- Bảo Yên khai thác lợi thế phát triển du lịch (05.06.2017)
- Du lịch cộng đồng dưới núi Khau A (24.04.2017)
- Đền Nghĩa Đô đón Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh (08.04.2017)