Để tiến tới hôn nhân, người Giáy phải thực hiện trang trọng các nghi lễ truyền thống như: “dạm hỏi”, “dẫn cưới” và “lễ đón dâu”, trong đó “lễ đón dâu” là một nghi lễ đặc biệt, Lễ được tổ chức vào mùa xuân vì theo quan niệm của người Giáy đây là mùa vạn vật sinh sôi nẩy nở. Phong tục cưới hỏi này đã lưu truyền trong đời sống người Giáy qua nhiều thế hệ và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, cũng như góp phần cho sắc màu văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
 

 

Trong đời sống của mình, đồng bào Giáy rất coi trọng chuyện hôn nhân, nối dõi dòng tộc và ít quan tâm đến chuyện giàu, nghèo, chủ yếu chú ý đến phẩm chất đạo đức và nền nếp gia phong hai bên.

Lễ ăn hỏi của người Giáy  thường có 3 mức thách cưới: thách rượu thịt để mời khách trong lễ cưới; thách của hồi môn cho người con gái mang về nhà chồng; thách thóc gạo cho bố mẹ cô gái vì đã có công dưỡng dục

Để thực hiện Lễ đón dâu theo nghi thức truyền thống, nhà trai tổ chức đoàn đón (Pí lè) gồm 4 người. Dẫn đầu đoàn là ông mối, bà mối - những người có uy tín, biết ca hát, uống rượu, có kinh nghiệm giao tiếp, dẫn chuyện.

Nhà gái trong không khí rộn rã, ấm áp và hồi hộp chờ đón đoàn nhà trai đến xin dâu.

Để vào nhà, đoàn đón phải thực hiện các nghi thức như: hát đối, uống hết rượu mời do nhà gái nấu và phải đi qua hai lần cổng bị chặn bởi chỉ hồng.

Bà mối “lì xì” để vào nhà xin phép tổ tiên, cha mẹ nhà gái.

Nghi thức trao Lễ xin dâu của nhà trai.

Khi đoàn đón dâu vào nhà, nhà gái dùng phẩm đỏ đánh dấu từng người nhà trai...

...mời khách uống rượu và cùng nhau vui hát những làn điệu đối đáp thắm đượm nghĩa tình.

Nghi thức “giằng dâu”  thể hiện tình cảm lưu luyến của nhà gái.

Đoàn rước vui vẻ đưa dâu về nhà chồng

Trước khi cô dâu vào nhà,  thày cúng chuẩn bị rượu, thóc, lá khô băm, chậu nước phép tung qua người cô dâu để trừ điều xấu, đón điều may...

... sau thủ tục chờ giờ bước qua cửa chính, cô dâu được vào nhà thực hiện nghi lễ ra mắt tổ tiên.

Hai vợ chồng bỏ khăn che mặt, nhận mặt cha mẹ chồng và cùng hát trao dâu để cảm ơn họ hàng, khách mời  và nhắc nhở nhau sống thuận hòa với gia đình, làng bản.

Cô dâu trong tâm trạng vui vẻ về "gánh vác giang san nhà chồng".